Dạy khai thác thông tin trên mạng – cần thiết hay không?

Sau khi vào Việt Nam từ năm 1997 đến nay, Internet đã phát triển với tốc độ chóng mặt. Từ một thứ công nghệ xa lạ và đắt đỏ đối với đại bộ phận nhân dân, thì đến nay Internet đã trở nên khá phổ biến. Đặc biệt là đối với sinh viên, Internet lại càng thiết thực và gần gũi hơn bao giờ hết.

  1. 1.    Sinh viên với internet

Ngày nay, internet đã trở thành một phần không thể thiếu của sinh viên. Đặc biệt là trong cơ chế giáo dục như hiện nay. Khi số lượng các trường đại học và cao đẳng thực hiện tín chỉ ngày càng nhiều thì việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên đã không còn xa lạ. Một trong những cách thức tốt nhất cho việc tự học là thông qua mạng Internet. Internet là được coi là một xa lộ thông tin siêu tốc cho phép kết nối và truyền tải một lượng thông tin khổng lồ với tốc độ siêu nhanh. Với các bạn sinh viên, internet đã trở thành một nguồn tài nguyên vô tận và phong phú, là nơi tìm hiểu và khai thác thông tin một cách có hiệu quả.

Chỉ với 3000đ mỗi giờ ngoài quán nét, bạn đã có trong tay cả một thư viện thông tin khổng lồ. Thông qua các trang web, các trang báo mạng, các forum…, những thông tin thời sự cho tới các đề tài nghiên cứu, những xu hướng âm nhạc, thời trang đều được cung cấp một cách đầy đủ và toàn diện.

Không chỉ vậy, bằng việc thường xuyên lên mạng, tham gia các mạng xã hội, các diễn đàn lành mạnh, bạn có thể tăng cường khả năng giao tiếp, trở nên năng động, tự tin, và quan trong hơn hết là bạn luôn có cho mình những kiến thức mới và bổ ích.

(Internet phục vụ đắc lực cho việc tự học tại nhà)

  1. 2.    Tính hai mặt của inernet

Thực tế hiện nay cũng cho thấy, số lượng sinh viên sử dụng internet ngày càng tăng lên nhanh chóng. Đặc biệt, đối với các sinh viên ngành báo chí, công nghệ thông tin hay ngoại ngữ thì việc học qua mạng đã trở nên quen thuộc. Các lớp học đều có những trang blog, mail hay qua face book để trao đổi thông tin, phổ biến các vấn đề xung quanh việc học tập…

Tuy nhiên, Internet không phải là không có tính hai mặt của nó. Bên cạnh việc khai thác những lợi ích to lớn từ mạng, mỗi sinh viên đều phải đứng trước những hạn chế, những mặt trái của Internet. Thực tế đã cho thấy, dù lượng thông tin trên mạng là vô cùng lớn, tuy nhiên, mức độ tin cậy không cao. Thêm vào đó, bên cạnh những trang tin lành mạnh, vẫn luôn tồn lại những website xấu, thiếu văn hóa. Đồng thời, Internet nhiều khi còn trở thành công cụ của các lực lượng phản động, thông qua đó có nhứng hành vi tuyên truyền những tư tưởng phi văn hóa, phản động .

Như vậy có thể nói internet giống như một biển thông tin rộng lớn và không phải thông tin nào cũng là phù xa màu mỡ, đôi khi nó còn là rác thải vô cùng độc hại. và để có thể có được màng lọc tốt nhất để bảo vệ mình khỏi  những thông tin độc hại chỉ có thể do tự thân những người khai thác và sử dụng thông tin mạng.

  1. 3.    Dạy kĩ năng đọc và khai thác thông tin trên Internet?

Internet là “con dao hai lưỡi”, vậy phải chăng việc dạy về kĩ năng đọc và khai thác thông tin trên mạng là cần thiết?

Sinh viên chúng ta vẫn thường có câu “dân ta phải biết sử ta – cái gì không biết ta tra Google”. Hiện nay, trên mạng có không ít những trang web trợ giúp tìm kiếm như Google, Yahoo…, tuy nhiên không vì vậy mà việc tìm kiếm thông tin trên mạng không gặp những khó khăn nhất định. Hay nói cách khác, cái gì “giáo sư google” cũng biết nhưng nếu không biết cách hỏi, chúng ta cũng sẽ không có được đáp án mong muốn.

Khi được hỏi về việc khai thác và sử dụng thông tin trên mạng, không ít bạn sinh viên bày tỏ những khó khăn gặp phải trong quá trình đọc và khai thác thông tin. Bạn Hoài, sinh viên HVBCTT chia sẻ: “ nhiều khi mình muốn tìm một thông tin cụ thể nào đó nhưng khi search google có thể không tìm thấy chính xác hoặc mất rất nhiều thời gian mới tìm được, mặt khác, vì có rất nhiều nguồn thông tin khác nhau nên thông tin có thể bị sai lệch, độ tin cậy không cao đòi hỏi phải có khả năng chọn lọc thông tin”. Ngoài ra cũng phải kể đến khó khăn về ngôn ngữ trong việc tra cứu thông tin trên những trang web của nước ngoài.

Những khó khăn này cũng xuất phát từ chính những đặc điểm của mạng internet là một hệ thống thông tin mở. mà ở đó, bất kì ai cũng có thể đưa những thông tin lên mạng, ai cũng có thể trở thành nhà xuất bản. Hơn nữa, trong một bể thông tin khổng lồ như vậy, nếu không có kĩ năng thì thật khó để tìm được thông tin một cách nhanh chóng và chuẩn xác nhất.

Cùng quan điểm với Hoài, bạn Thắng (QLXH – HVBCTT) cũng cho rằng “ nếu có thể tổ chức được những buổi học, nói chuyện về việc xây dựng kĩ năng đọc và khai thác thông tin trên mạng là việc thực sự hữu ích đặc biệt đối với sinh viên một trường đào tạo báo chí”

Đọc và khai thác thông tin trên mạng đã trở thành việc làm thường xuyên và quen thuộc đối với mỗi sinh viên, song để hình thành cho mình kĩ năng để sử dụng internet một cách tốt nhất lại không phải là điều bất kì bạn sinh viên nào cũng có thể làm được.

(Sinh viên thờ ơ với thư viện đọc khi đã có báo điện tử)

Thư viện HVBCTT

  1. 4.    Cách khai thác thông tin mạng ?

Điều cơ bản mà mỗi người truy cập mạng cần làm đó là phải tạo cho mình thói quen đối chiếu, so sánh giữa các nguồn thông tin nhận được, mặt khác cũng cần chú ý tới nguồn thông tin mà mình đọc là chính thống hay không chính thống và có đáng tin cậy hay không.

Cho đến nay, vẫn chưa có một cơ sở giáo dục nào thực sự tổ chức được các buổi học về xây dựng kĩ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet. Nếu có chỉ là những kiến thức được các thầy cô lồng ghép trong các bài học. Bạn Hoài chia sẻ thêm: “mình hi vọng trong thời gian tới trường sẽ tổ chức những buổi học về kĩ năng đọc và khai thác thông tin mạng để giúp sinh viên cải thiện kĩ năng này, phục vụ tốt cho việc học tập”.

Nguyễn Thị Thu Hường

Báo in K29A1

One Response to Dạy khai thác thông tin trên mạng – cần thiết hay không?

  1. Lê Thị Thanh Xuân says:

    Không nên rút tít câu hỏi như vậy dễ gây hiểu lầm.
    Không viết dàn trải như vậy mà nên chọn 1 góc độ để viết

Gửi phản hồi cho Lê Thị Thanh Xuân Hủy trả lời